Sau khi nhập địa chỉ email, vui lòng nhấp chuột vào "Đặt lại »". Chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn đặt lại mật khẩu đến email của bạn. Vui lòng kiểm tra email và làm theo hướng dẫn.
Chắc hẳn kim chi không còn là cái tên xa lạ với những người yêu mến ẩm thực xứ Hàn nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các loại kim chi - món ăn truyền thống nhưng luôn giữ cho mình vị thế số 1 trong nền ẩm thực Hàn Quốc này. Hãy cùng Merci điểm qua một số loại kim chi phổ biến các bạn nhé!
Trong các loại kim chi thì kim chi cải thảo là phổ biến nhất và dễ làm nhất. Loại kimchi này thường được làm vào mùa đông và được bảo quản trong chum vại hoặc hộp kín. Kim chi có vị cay nồng. Thậm chí, ở một số nơi, người ta muối kimchi mặn hơn, cay hơn và đậm màu hơn.
Kimchi củ cải thường được muối vào mùa đông bởi củ cải vào mùa này sẽ ngọt hơn. Ngoài củ cải, người ta còn tận dụng cả lá củ cải xanh, lá cải, hành lá và lá ngoài của cây bắp cải để tăng thêm vị ngon của món ăn. Khi ăn, nên dùng chung với mắm tôm sẽ ngon hơn rất nhiều so với nước chấm làm từ cá sẽ. Kkadugi thường được ăn kèm với hàu, và phải thưởng thức ngay vì rất dễ bị hỏng.
Nguyên liệu chính bao gồm cải thảo, củ cải và một lượng lớn nước dùng. Bạn có thể làm Nabak-kimchi bất cứ thời điểm nào trong năm và theo kinh nghiệm của những nghệ nhân lâu năm thì loại kim chi này càng ít cay càng ngon.
Loại kim chi này ngon nhất là vào mùa xuân và mùa hè bởi mùa này dưa chuột sẽ giòn và ngọt hơn. Oi-so-bagi được làm bằng cách lên men dưa chuột với các loại quả dễ chua, món ăn này chỉ được dùng khi các nguyên liệu đã lên men vì thế không nên làm một lần quá nhiều. Để dưa không bị nát, bạn nên ngâm qua nước muối trước khi làm và không sử dụng nước mắm khi làm kim chi để giữ được hương vị thơm ngon. Thường thì loại kim chi này được làm cùng với củ cải non, lá hẹ thái nhỏ.
Đây là món ăn phổ biến cho mùa hè và mùa xuân ở xứ sở kim chi. Món ăn này ăn cùng với cơm hoặc mỳ lạnh thì ngon tuyệt cú mèo.
Pa-kimchi cay ngon nhất phải kể đến tỉnh Jeolla. Nguyên liệu chính của món ăn là làm từ hành lá - mà đúng hơn là phần lá non bản địa. Càng lên men ăn càng ngon và rất tuyệt khi dùng chung với myeolchijeot (cá cơm thái lát).
Hương thơm và vị ngọt mát lạnh của lê và củ cải kết hợp sẽ tạo ra món dongchimi mang hương vị mê ly. Lê dùng để làm dongchimi lý tưởng nhất là lê chín tới để cso thể giữ được món ăn lâu. Ngoài ra, khi lê chín tới vị ngọt chiếm khoảng 7-10%, thích hợp để làm kim chi nước củ cải.
Thành phần của món ăn bao gồm củ cải nhỏ, mắm, bột ớt đỏ và bột gạo. Ở tỉnh Chungcheong, người dân còn cho thêm mắm tôm để làm tăng hương vị món ăn. Trong khi ở tỉnh Gyeongsang và Jeolla, kimchi ngoài nước mắm cá còn được trộn với bột gạo. Loại kim chi này phải muối một thời gian dài mới ăn được, nhưng có màu sắc và độ tươi lâu.
Hy vọng những thông mà Merci mang đến sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị khi đến với xứ sở kim chi. Để tham gia các lớp học làm kim chi từ chính những người dân bản địa trong chuyến hành trình khám phá Hàn Quốc, Merci dành cho bạn rất nhiều tour du lịch hấp dẫn TẠI ĐÂY. Hãy liên hệ với chúng mình để được TƯ VẤN và ĐĂNG KÝ tour ưu đãi các bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Khám phá Hàn Quốc 5 ngày liên tiếp với tour trọn gói chưa đến 10 triệu đồng
Tổng hợp 11 món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
Bí kíp săn mỹ phẩm khi đi du lịch Hàn Quốc
Gọi điện để được tư vấn
035.889.5689
0762.497.268
Hoặc gửi email đến địa chỉ info.mercitour@gmail.com để được hỗ trợ