Đóng

Đăng nhập

Đóng

Đăng ký

Đóng

Quên mật khẩu

Tham quan bản làng Sa Pa đừng bỏ qua 5 điều này

Thị trấn Sa Pa vốn là nơi sinh sống của rất nhiều người dân tộc thiểu số miền núi, những bản làng là nơi tập trung tinh hoa văn hóa và phong tục hết sức độc đáo, hấp dẫn và thú vị của họ. Chính vì thế mà những bản làng này được coi là một trong các điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Sa Pa. Nếu bạn cũng đang có ý định ghé thăm các bản làng dân tộc Sa Pa, hãy ghi nhớ 5 lưu ý cơ bản dưới đây nhé.

 

Lưu ý khi tham quan làng cổ Sa Pa

Nhiều ngôi làng ở Lào Cai có những khu vực gọi là “rừng thiêng”, dùng để thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên của họ. Những người dân miền núi Tây Bắc đều có ý thức bảo vệ khu rừng của làng mình rất cao, và mọi hành vi phá hoại rừng đều bị cấm triệt để. Một số làng thậm chí còn dựng cổng, hàng rào cẩn thận khi tiến hành lễ bái. Đối với người Tây Bắc thì văn hóa tâm linh là vô cùng quan trọng.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Mỗi bản làng lại có một khu rừng để tiến hành lễ bái

Chẳng hạn, làng Hà Nhì có dựng một cánh cổng được trang trí bằng đầu và cánh gà, dao và kiếm bằng gỗ. Các dân tộc khác như người Tày, Thái, Giay, Lào, Bồ Y và Xa Pho cũng dựng cổng làng. Trong thời gian này, người lạ thường không được phép vào làng. Nếu trường hợp này xảy ra thì hướng dẫn viên sẽ có nghĩa vụ giải thích với bạn, còn nếu đi du lịch tự túc, bạn hãy tìm hiểu và hỏi người địa phương thời gian họ tế bái để tránh tham quan nhầm thời điểm nhé.

Chào hỏi người dân tộc Sa Pa

Người dân tộc miền núi Sa Pa sẽ có những ngôn ngữ và cách nói khác so với chúng ta, từ đó gây ra khó khăn trong giao tiếp. Để thể hiện thành ý của mình, bạn hãy mỉm cười, cúi đầu nhẹ khi chào họ, và bắt tay khi rời đi. Những cử chỉ lịch sự luôn có tác dụng tuyệt vời giúp bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ đấy.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Hãy luôn tỏ ra thân thiện, lịch sự khi tiếp xúc với người dân tộc ở Sa Pa

Đặc biệt, bạn cần tránh chạm vào đầu trẻ em dân tộc bởi họ quan niệm rằng có những linh hồn trú ngụ ở đó, khi tiếp xúc với người lạ, linh hồn sẽ làm suy yếu và tổn hại đến sức khỏe của trẻ.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Du khách cần lưu ý tránh chạm vào đầu trẻ em người dân tộc Sa Pa

Các phép lịch sự khi ăn uống với người dân tộc Sa Pa

Với mỗi dân tộc, họ lại có cách sắp xếp chỗ ngồi ăn khác nhau. Người Giấy và người Dao sẽ dành chỗ ngồi gần bàn thờ cho người già hoặc vị khách quý nhất. Người Mông dành chỗ ngồi đó cho linh hồn của cha mẹ đã qua đời. Người Thái, người Tày và người Mường đặt hai chiếc cốc nhỏ cạnh cửa sổ cho tổ tiên.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Một bữa cơm đơn giản của gia đình dân tộc thiểu số ở Sa Pa

Khi tham gia bữa ăn cùng người dân tộc Sa Pa, bạn cần tránh không ngồi vào những vị trí nổi bật, đặc biệt như trên, và tránh ngồi cạnh người lớn tuổi trong nhà họ trừ phi được họ mời. Đặc biệt, không bao giờ được ngồi quay lưng vào hoặc đối diện bàn thờ của gia đình dân tộc nhé.

Bên cạnh đó, bạn nên đợi cho người dân tộc mời cơm tổ tiên, người lớn tuổi trong nhà và khách khứa rồi mới bắt đầu ăn nhé.

>>>Xem thêm: Tới Sa Pa, nhất định phải tới địa điểm nào?

Hãy cẩn thận khi bước vào nhà của người dân tộc Sa Pa

Nếu nhìn thấy một số nhà treo bó lá cây hoặc cây xanh trước cửa thì bạn không nên bước vào, bởi đó chính là dấu hiệu cấm người lạ, người ngoài. Đặc biệt, những ngôi nhà ở làng Hà Nhi thường có hai cửa, và du khách chỉ được bước qua cánh cửa trước mà thôi. Một số nhà của người Thái lại có hai cầu thang riêng cho nam và cho nữ. Tuy nhiên, đặc điểm chung của những ngôi nhà dân tộc là họ đều có phòng thờ tổ tiên, bạn nên tránh bước vào hoặc đụng chạm các đồ vật trong đó.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Hãy ghi nhớ các phong tục của người dân tộc trước khi ghé thăm nhà họ

Người dân tộc không chỉ dùng lửa để nấu nướng mà còn để thờ thần Lửa, vì vậy, du khách tuyệt đối không được quay lưng lại với lửa, giẫm lên hoặc chạm vào các phiến đá dùng để dựng bếp nấu. Người Tày, Thái, Nùng, Gián, Bồ, Lào và Lu không đặt tay cầm chảo trên ngọn lửa song song với dầm trần; chỉ có xác chết được đặt ở hướng này trong nhà. Khi thêm gỗ vào lửa, luôn đặt đầu gỗ lớn hơn vào trước – làm ngược lại sẽ gây ra các hậu quả khôn lường khi phụ nữ trong gia đình sinh con.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Lưu ý những điều kiêng kị khi bước chân vào nhà của người dân tộc Sa Pa

Cửa ra vào và trụ nhà người dân tộc cũng được coi là vật thiêng, vì vậy bạn không được dựa hay treo áo, mũ lên các vị trí này. Người Thái, Tây, Khang, La Hà và Phú La sẽ không mang rau xanh, cành cây hoặc rau vào nhà qua cửa chính mà phải sử dụng lối vào khác. Đặc biệt, tuyệt đối không huýt sáo trong nhà bởi đó không chỉ là cử chỉ bất lịch sự mà còn là hành động gọi quỷ dữ, âm hồn vào nhà.

Khi ngủ trong nhà người miền núi Sa Pa

Một số du khách du lịch tự do thường chọn cách nghỉ lại qua đêm ở nhà người dân tộc để thực sự hiểu hơn về lối sống cũng như phong tục của họ. Nếu bạn cũng có ý định này, hãy ghi nhớ một vài điều sau. Bạn phải nằm vuông góc với thanh xà trên trần, tránh nằm song song bởi đó là vị trí của người chết. Tránh ngủ nướng vào buổi sáng, không bao giờ ngủ dưới bàn thờ hoặc đưa chân về phía bàn thờ.

Tham-quan-ban-lang-dan-toc-Sa-Pa-dung-bo-qua-5-dieu-nay

Nếu ngủ lại nhà người dân tộc, bạn cũng cần ghi nhớ một số điều kiêng kị nhé

Trên đây chính là 5 điều lưu ý cơ bản nhất khi ghé thăm các bản làng cổ Sa Pa và sinh hoạt, tiếp xúc với những người dân tộc nơi đây. Có thể bạn sẽ thấy không quen với vô vàn các phong tục kì lạ này, nhưng dần dần, bạn sẽ tìm được niềm vui khi sống theo tín ngưỡng của những người Tây Bắc chất phác và coi đây là một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Còn chần chừ gì mà không xách ba lô tới Sa Pa ngay thôi?

Theo mercitour.com

 

subcribe-phone

Gọi điện để được tư vấn

035.889.5689

0762.497.268

Hoặc gửi email đến địa chỉ info.mercitour@gmail.com để được hỗ trợ

Go to top