Sau khi nhập địa chỉ email, vui lòng nhấp chuột vào "Đặt lại »". Chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn đặt lại mật khẩu đến email của bạn. Vui lòng kiểm tra email và làm theo hướng dẫn.
Tam Chúc ở Hà Nam được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” nhờ cảnh đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, phong thủy hữu tình mà hiếm nơi nào có được. Khu tâm linh Tam Chúc (huyện Kim Bảng) hiện đang dần hoàn thiện với kiến trúc cổ truyền Việt Nam hòa trộn mảng màu văn hóa qua kỹ nghệ chế tác phù điêu, xây dựng các công trình Phật giáo của các nghệ nhân Indonesia và Ấn Độ. Và nơi đây năm 2019 được chọn làm địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chừng 12km về phía Tây, khu du lịch Tam Chúc nằm trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và TP. Hà Nội. Từ Hà Nội di chuyển đến Tam Chúc cũng vô cùng thuận lợi nhờ hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam hiện đại, thông thoáng.
Đặc biệt, chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh rất thuận tiện cho du khách thực hiện các tour du lịch vãn cảnh chùa đầu năm.
Từ trên cao nhìn xuống Tam Chúc như một bức tranh phong thủy hữu tình
Đây là một quần thể du lịch rộng 5.100ha, có 3 mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát. Ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ. Tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống. Hậu thất tình nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm.
Du khách có thể kết hợp việc tham quan cảnh đẹp thiên nhiên và vãn cảnh chùa
Quần thể, chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam khi hoàn thiện sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới
Hiện nay, nhiều hạng mục của Tam Chúc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện
Theo đó, chùa Ba Sao chính là điểm nhấn của khu Tam Chúc, rộng 44ha bao gồm các hạng mục: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan kết hợp các tòa tháp (gồm 1 tháp cao 150 m; 2 tháp cao 100m bố trí đăng đối).
Với quy mô và sự bề thế du khách cảm thấy vô cùng choáng ngợp
Một điều đặc biệt nữa, Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Du xuân trọn vẹn nơi miền đất Phật
Non nước hữu tình trong mùi hương thoang thoảng sẽ khiến mọi du khách cảm thấy bình an
Không chỉ được xây dựng nơi non nước hữu tình, Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Món quà vô giá từ quốc đảo Sri Lanka kính tặng chùa Tam Chúc
Ba bức tượng phật tổ được đúc bằng đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn
Và điểm nhấn hấp dẫn cho du khách khi đến với khu tâm linh chùa Tam Chúc chính là 12.000 bức tranh bằng đá núi lửa miêu tả các sự tích của đức Phật do các nghệ nhân Indonesia tạo tác được ghép trên toàn bộ bề mặt tường phía trong cả 3 ngôi đại điện. Được khai thác từ núi lửa đã ngừng hoạt động, màu của đá núi lửa như màu cháy của gạch nung già lửa, làm cho những bức tranh vẻ trầm mặc, cổ kính. Đá núi lửa có độ xốp, không quá nặng thuận lợi khi chế tác các họa tiết, chi tiết phức tạp và tinh xảo. Ngược lại vật liệu này lại rất rắn chắc và bền mãi với thời gian.
Bức tranh được tạc bằng dung nham núi lửa
Điều khiến du khách mê mẩn đó là Tam Chúc nằm trong vùng in đậm dấu ấn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như, động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng...
Tam Chúc trở thành trung tâm du lịch tâm linh kết nối khu du lịch chùa Hương (Hà Nội) và quần thể du lịch Bái Đính (Ninh Bình)
Điện Tam Thế là tòa đại điện lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai (chưa đến thuộc về tương lai). Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn – chốn bồng lai tiên cảnh, nơi ẩn chứa những vẻ đẹp chân, thiện, mỹ mà con người hằng mong ước.
Công trình được đội ngủ chuyên gia và thợ lành nghề đến từ Ấn Độ tư vấn
Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn. Ngắm những bức phù điêu này trong không gian trầm mặc, tĩnh lặng của ngôi đại điện ta như thấy đức Phật hiển linh, hình ảnh ấy, cảm xúc ấy hòa quyện với cảnh sắc trời mây non nước nơi đây sẽ mang đến nhiều điều thi vị cho du khách khi đến với Tam Chúc.
Lạc trôi vào dòng chảy Phật giáo
Điện Quan Âm là một kho tàng phong phú với những tích chuyện cổ vô cùng sâu sắc về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các lần ứng thân của đức Phật khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi. Khi thì Ngài hiện thân thành chú voi hy sinh thân mình nhảy xuống vách núi để làm thức ăn cho dân làng đói phía dưới; có khi hiện thân thành chú thỏ sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu người Bà-la-môn khỏi chết đói trong rừng; khi là một vị vua từ bi sẵn sàng xẻ thịt cánh tay mình để cho quạ ăn thịt cứu bầy chim sẻ…
Khám phá những điển tích Phật gia qua các bức phù điêu
Ngoài 3 đại điện được xây dựng theo triền núi thoải dần xuống thì trên đỉnh núi Thất Tinh còn tọa lạc ngôi Tháp Ngọc. Ngôi tháp có chiều cao 15m được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Điều đặc biệt để ghép các phiến đá này, các nghệ nhân Ấn Độ không dùng bất cứ một loại vật liệu kết dính nào. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Tháp Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch vừa đấu giá mua được.
Tháp Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh
Đình Tam Chúc trong Khu du lịch Tam Chúc (Kim Bảng)
Chiếc vạc đồng sẽ được đặt tại cổng tam quan nội
Trên đây là thông tin bài viết “Ngỡ ngàng lạc trôi vào quần thể Phật giáo lớn nhất thế giới - Tam Chúc Ba Sao” mà chúng tôi gửi tới quý khách. Mọi nhu cầu thông tin bảng giá dịch vụ, đặt tour,... quý khách vui lòng liên hệ Công ty Du lịch Merci Tour để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc quý khách có một kỳ nghỉ lý thú !
Theo Mercitour.com
Gọi điện để được tư vấn
035.889.5689
0762.497.268
Hoặc gửi email đến địa chỉ info.mercitour@gmail.com để được hỗ trợ