Đóng

Đăng nhập

Đóng

Đăng ký

Đóng

Quên mật khẩu

Khám phá cung Cảnh Phúc lộng lẫy giữa thành phố Seoul

Trong số các địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, cung Cảnh Phúc – hay còn gọi là Gyengbokgung – là một địa điểm mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Cùng khám phá cung điện lớn nhất Seoul này để hiểu vì sao nơi đây lại nổi tiếng đến vậy nhé.

 

Lịch sử và cấu tạo của cung Cảnh Phúc – Gyeongbokgung

Cung điện Cảnh Phúc – hay chính là tên phiên âm Hán Việt của tên gọi Gyeongbokgung (경복궁) là một trong năm cung điện lớn nhất tại Seoul. Tên gọi của cung điện này mang ý nghĩa “hạnh phúc sẽ luôn tồn tại ở nơi đây”. Cung Cảnh Phúc được xây dựng dưới thời Joseon, cụ thể là vào năm 1935, và từng là nơi diễn ra vô số những hoạt động chính trị quan trọng của đất nước Hàn Quốc thời bấy giờ. Trải qua thăng trầm lịch sử, cung Cảnh Phúc đã từng bị phá hủy nhiều lần dưới tác động của chiến tranh.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Cung Cảnh Phúc (Gyeongbokgung) là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người ưa thích

Bắt đầu từ năm 1990, cung Cảnh Phúc đã được khôi phục và tu sửa để có hiện trạng như ngày nay. Toàn bộ diện tích của cung điện là 410.000 mét vuông, gồm 5792 phòng và 330 dinh thự. Các khu chính của cung điện hoàng gia này bao gồm các khu: khu hoạt động triều chính, khu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Vị trí của các khu được sắp xếp như sau: tính theo chiều dọc của cung điện, lấy Cổng Quảng Hòa làm trung tâm, tiếp theo là Điện Cần Chính, Điện Khang Ninh, Điện Giao Thái, Lầu Khánh Hội.

Trong đó, mỗi khu vực lại có một mục đích khác nhau. Đầu tiên là Điện Cần Chính – khu vực lớn nhất và nguy nga nhất trong toàn bộ cung Cảnh Phúc, là nơi diễn ra các hoạt động chính, nơi thiết triều và là nơi các sứ thần ngoại quốc được tiếp đón.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Nơi quan trọng nhất của Cung Cảnh Phúc - Điện Cần Chính

Khu vực quan trọng thứ hai trong cấu trúc cung Cảnh Phúc là Điện Khang Ninh. Điện Khang Ninh là nơi nghỉ ngơi của nhà vua, có tất cả 9 gian rất rộng rãi với gian chính điện nằm ở giữ, các gian nhỏ khác nằm xung quanh. Toàn bộ điện này đều được trang bị hệ thống sưởi Ondol, sàn lát bằng ván gỗ, phía trước là các bậc đá được sắp xếp cao hẳn lên.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Điện Khang Ninh, nơi nghỉ ngơi của nhà vua

Tiếp theo, chúng ta có  Điện Giao Thái, cũng chính là khu vực nghỉ ngơi của Hoàng Hậu. “Giao Thái” có nghĩa là “nảy nở, sinh sôi”. Phía sau điện là một khu vườn nhỏ rất đẹp với các cột có hình lục giác, trang hoạt tiết hoa lá, chim chóc và lân phượng.

Ngoài ba nơi trên, chúng ta còn có Lầu Khánh Hội. Lầu được đặt tại ao sen nhân tạo, bên cạnh là hòn giả non. Đây có thể coi là một trong nhũng địa điểm có cảnh đẹp nhất của cung Cảnh Phúc. Lầu Khánh Hội cũng là địa điểm quay cho rất nhiều bộ phim cổ trang Hàn Quốc. Lầu này được dùng nhằm vào mục đích để tổ chức các buổi ca hát và thiết đã sứ thần nước ngoài.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Vẻ đẹp yên bình của lầu Khánh Hội

Công trình cuối cùng đáng tham quan trong cung Cảnh Phúc chính là cổng Quảng Hòa. Cổng nằm ở phía Nam, đồng thời là cổng chính của cung điện Cảnh Phúc. Cổng có 3 cửa tò vò và lớp mái 2 tầng. Cửa ở giữa là cửa cao nhất để cho nhà vua đi, hai cửa hai bên là để cho đại thần và quan lại sử dụng. Khi đến đây, bạn sẽ thấy ở mái có treo một quả chuông khá lớn dùng để thông báo từng thời điểm trong một ngày. Phía ngoài khu vực cổng chính là Lục Bộ Lộ - con đường với 6 bộ này tương đương với 6 cơ quan chính quyền dưới thời Joseon, ngày này nó được biết đến là Đại lộ Sejong.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Khu vực cổng Quảng Hòa, cung Cảnh Phúc

Những địa điểm tham quan khác trong cung Cảnh Phúc

Ngoài các điện, lầu được xây dựng công phu và tỉ mỉ, bên trong cung Cảnh Phúc cũng có những địa điểm tham quan rất đáng nên ghé qua xem thử một lần. Đó là những bảo tàng, nơi trưng bày vô số vật phẩm đại diện cho văn hóa Hàn Quốc, giúp khách du lịch phần nào tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử và lối sống của xứ sở kim chi.

Du khách có thể ghé thăm Bảo tàng Cố cung Quốc gia (국립고궁박물관) - nơi lưu trữ và tôn vinh văn hóa hoàng cung thời Joseon. Bảo tàng được chia làm 5 khu vực chính: Các bản ghi và biểu tượng hoàng cung, Các hoạt động tôn giáo, Kiến trúc hoàng cung, Khoa học thời Joseon và Cuộc sống hoàng cung. Lưu ý là bảo tàng này đóng cửa vào thứ hai hàng tuần, vì thế bạn cần để ý thời gian khi tới tham quan.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Khu vực bảo tàng Cổ cung Quốc gia

Du khách cũng có thể tham quan Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc (국립민속박물관) là nơi trưng bày các vật dụng trong đời sống hàng ngày và văn hóa dân gian của người Hàn Quốc từ thời cổ đại đến nay. Đây là địa điểm hoàn hảo nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa, lối sống từ xưa đến nay của người Hàn Quốc.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Khu vực Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc

Những hoạt động giải trí tại cung Cảnh Phúc

Để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, rất nhiều dịch vụ giải trí đã được mở và hoạt động ở cung Cảnh Phúc. Du khách không chỉ có thể chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa Hàn Quốc mà còn có thể có những trải nghiệm đáng nhớ.

Nếu đến vào thời điểm thích hợp, du khách sẽ có thể xem lễ đổi gác diễn ra ở Quảng Hòa Môn, hay chính là quảng trường Gwanghwamun – một địa điểm nổi tiếng, thường xuất hiện trên các bộ phim truyền hình. Mỗi ngày, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cứ cách một tiếng, các lính gác trong trang phục thời Joseon sẽ thực hiện nghi thức đổi gác. Đây là một trải nghiệm thú vị cho những người yêu thích lịch sử Hàn Quốc đấy.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Nghi thức đổi gác ở cung Cảnh Phúc, Hàn Quốc

Đối với những cô nàng xinh đẹp thích sống ảo, bạn có thể thuê hanbok – bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc – để chụp hình tại các cung điện nguy nga trong cung Cảnh Phúc. Người cho thuê đồ cũng sẽ hỗ trợ trang điểm và làm tóc để bạn có dáng vẻ như một nàng công chúa cổ xưa thật sự. Còn gì tuyệt hơn là được đắm mình trong không gian cổ kính, lãng mạn như một quý tộc thời Joseon chứ.

Kham-pha-cung-Canh-Phuc-long-lay-giua-Seoul

Mặc hanbok check-in tại cung Cảnh Phúc cũng là một trải nghiệm tuyệt vời

Bạn đã bao giờ có cơ hội ghé thăm cung Cảnh Phúc? Nếu chưa, nhất định đừng bỏ qua địa điểm xinh đẹp này nhé. Tham quan cung Cảnh Phúc sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt và học hỏi được rất nhiều điều thú vị về xứ sở kim chi hoa lệ đấy.

Một số thông tin khác về cung Cảnh Phúc

  • Địa chỉ: 161 Sajik-ro, Sejongno, Jongno-gu, Seoul
  • Giá vé vào cổng: 3.000 won / người
  • Giờ mở cửa: 09:00 - 18:00 mỗi ngày (đóng cửa vào thứ 3)

Theo mercitour.com

 

subcribe-phone

Gọi điện để được tư vấn

035.889.5689

0762.497.268

Hoặc gửi email đến địa chỉ info.mercitour@gmail.com để được hỗ trợ

Go to top