Sau khi nhập địa chỉ email, vui lòng nhấp chuột vào "Đặt lại »". Chúng tôi sẽ gửi hướng dẫn đặt lại mật khẩu đến email của bạn. Vui lòng kiểm tra email và làm theo hướng dẫn.
Hà Giang được biết đến bởi những ngọn núi sừng sững cao vút của Cao Nguyên Đá Đồng Văn. Nhưng có một địa danh cheo leo, hiểm trở mà ít được du khách nhắc đến. Đó là ngọn núi Tây Côn Lĩnh-ngọn núi cao nhất vùng Đông bắc Việt Nam. Hãy cùng tôi tìm hiểu về dãy Tây Côn Lĩnh qua bài viết dưới đây.
Trải dải qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, Tây Côn Lĩnh ngọn núi phía tây của tỉnh Hà Giang Nằm ở độ cao 2.427m so với mực nước biển.Tuy không thể sánh bằng đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, nhưng dãy Tây Côn Lĩnh lại khó chinh phục hơn bởi cung đường cheo leo hiểm trở với nhiều rừng rậm, vực sâu thăm thẳm trên hành trình chinh phục đỉnh núi này.
Tây Côn Lĩnh -nóc nhà vùng đông bắc
Đỉnh Tây Côn Lĩnh được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đông Bắc. Đây còn được coi là ngọn núi thiêng trong những câu chuyện truyền thuyết của những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su phì.
Để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh có rất nhiều cung đường cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên cung đường nào cũng khá cheo leo, hiểm trở với nhiều vực sâu, đường đèo dốc quanh co.
Đường lên Tây Côn Lĩnh du khách được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời
Cung đường 1:Từ thành phố Hà Giang đi ngược khoảng 20km lên cửa khẩu Thanh Thủy (cửa khẩu lớn nhất của Hà Giang thuộc địa phận của huyện Vị Xuyên). Đến cửa khẩu đi đến ngã ba Xín Chải, sau đó có thể hỏi tiếp đường từ những người dân bản địa để có thể đến được đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Cung đường 2: Hoặc từ ngã 3 tân Quang cách thành phố Hà Giang 46km, du khách đến với huyện Hoàng Su Phì. Để chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh theo cung đường này du khách men theo cung đường đến Tùng Sán-Trúng Phúng và từ đó đến được với đỉnh núi cao nhất của vùng Đông Bắc của Việt Nam.
Trên hành trình chinh phục nóc nhà của vùng Đông bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi chè San Tuyết Cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đây là loại chè ngon nổi tiếng của mảnh đất Hà Giang, được trồng rất nhiều ở xã Hầu Thào của huyện Hoàng Su Phì. Những cây chè cổ thụ tán lá xum xuê, cao hàng chục métvới những gốc cây to xu xì 2 người ôm không xuể. Những cây chè cổ thụ đã tồn tại bao đời nay, chứng kiến bao đổi thay của mảnh đất này.
Được trồng ở độ cao gần 2.000m, với khí hậu mát mẻ, quanh năm có sương mù bao phủ. Có lẽ vì thế nên những cây chè San Tuyết ở đây cho vị thơm đậm đà hơn cả. Nếu may mắn đến với Tây Côn Lĩnh vào mùa thu hoạch chè, du khách sẽ được ngắm những chàng trai, cô gái dân tộc trên những cây chè cao vút, tay nhanh thoăt thoắt thu hoạch những búp chè xanh non buổi sáng sớm.
Khung cảnh đi hái chè buổi sáng sớm
Những cây chè San Tuyết cổ thụ là nguyên liệu chính của loại chè ngon nổi tiếng
Từ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh nhìn xuống những bản làng người dao, người Tày người H’Mông thấp thoáng sau những làn sương mù bao phủ dưới những tán chè cổ thụ.
Những bản làng bình yên xen giữa những thửa ruộng bậc thang
Trên hành trình chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh du khách được thỏa sức ngắm những ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp ở Hồ Thầu, bản Phùng,xã Thông Nguyên... Mỗi mùa đến nơi đây lại khoe một chiếc áo mới. Vào mùa xuân đến nơi đây ruộng bậc thang khoác lên mình chiếc áo xanh mơn mởn cùa màu lúa non. Đến mùa thu lại khoe mình trong chiếc áo vàng rực rỡ óng ả, tỏa mùi thơm nồng nàn của mùi lúa mới.
Ruộng bậc thang đẹp như một kiệt tác của thiên nhiên
Đường đến với đỉnh Tây Côn Lĩnh du khách vượt qua những khu vực rừng rậm của cánh rừng nguyên sinh lá nhiệt đới với thảm thực vật phong phú, đa dạng. Những cây cổ thụ sừng sừng sen lẫn với nhiều loại cây thân thảo cây lau tạo nên một cảnh quan vừa hùng vỹ vừa thơ mộng.
Càng lên cao dân cư càng thưa thớt khiến cho cung đường càng trở nên huyền bí.Nơi đây lưu dấu bao huyền thoại, bao câu chuyện về vị vua La Chí Hoàng Vần Thùng.
Những cây cỏ lau xen lẫn những cây cổ thụ tạo nên cảnh quan thơ mộng
Ở độ cao 2.000m trên hành trình đến với Tây Côn Linh, tại bản Lũng Cẩu xã bản Thầu huyện Hoàng Su phì có một ngôi miếu thoạt nhìn như một ngôi nhà sàn nhỏ đơn sơ là nơi thờ vị vua La Chí Hoàng Vần Thùng cách đây hơn 500 năm. Theo những người già trong bản, vị vua này đã được chôn cất cùng với tài sản của mình tại nơi đây. Bên cạnh đó là những câu chuyện ma mị đậm màu huyền thoại về những kẻ cố tình xâm hại ngôi miếu thiêng sẽ bị trừng trị, bị lạc lối hay bị hóa điên. Mỗi năm 1 lần dân bản đến nơi đây làm lễ cúng vua. Trong lễ tế có 8 thầy mo đại diện cho 4 dòng họ của người La Chí đến hành lễ cúng.
Một trong những nghi lễ cúng vua La chí
Bên cạnh những huyền thoại của vua La Chí, nơi đây còn tồn tại một khu nghĩa địa tây với 24 ngôi mộ của binh lính tây trong một tai nạn máy bay xảy ra từ năm 1947 trên dãy Tây Côn Lĩnh.
Đến với hành trình khám phá đỉnh Tây Côn Lĩnh, trải qua những khó khăn trên hành trình chinh phục du khách như vỡ òa trong cảm xúc khi chinh phục được độ cao hơn 2.427m, được tận hưởng bầu không khi trong lành mát mẻ.Được đứng giữa những làn mây bây lơ lửng, ngắm nhìn khung cảnh thanh bình nơi cuộc sống của các bản làng như phần thưởng dành cho người chiến thắng. Đến với mảnh đất phía tây của Hà Giang để thấy yêu thêm một mảnh ghép nhỏ trong bản đồ hình chữ S thân thương ấy.
>>> Tham khảo tour du lịch hà giang giá tốt
Gọi điện để được tư vấn
035.889.5689
0762.497.268
Hoặc gửi email đến địa chỉ info.mercitour@gmail.com để được hỗ trợ